“Tại sao tôi nên quan tâm về thần học trong thế gian này?”
“Tất cả những gì tôi cần là Kinh Thánh.”
“Tôi có thể theo Chúa Jesus mà không cần phải học đủ loại từ khó hiểu.”
Bạn đã từng nghe một Cơ Đốc nhân phát ngôn đại loại như các câu trên? Hay chính bạn đã từng nói những lời đó như họ? Hoặc từng suy nghĩ như thế? Nếu thật vậy, bạn không phải là người duy nhất. Đại đa số những người tự xưng là Cơ Đốc nhân ít hoặc không quan tâm đến thần học. Trong suy nghĩ của nhiều Cơ Đốc nhân, không có sự kết nối cần thiết giữa thần học và nếp sống Cơ Đốc hằng ngày. Họ nghĩ rằng thần học là không quan trọng.
Sự mất kết nối giữa thần học và hội thánh, thần học và đời sống Cơ Đốc đã gây ra những hậu quả tai hại. Người ta chỉ cần nhìn vào các cuộc thăm dò gần đây kiểm tra mức độ hiểu biết thần học giữa những người tự xưng là Cơ Đốc nhân để biết rằng có điều gì đó không ổn. Khi mà rất nhiều Cơ Đốc nhân tự xưng bắt đầu nói với bạn bè và gia đình họ, “Bạn chỉ nên đọc quyển sách The Shack! Tôi đã học rất nhiều về Đức Chúa Trời từ cuốn sách đó,” vậy thì, Houston, chúng ta có một vấn đề. Khi một số lượng lớn những người tự xưng là Cơ Đốc nhân theo đạo Tin Lành không chắc liệu thần tính của Đấng Christ có phải là một tín điều của đức tin Cơ Đốc hay không, vậy nên chúng ta có nhiều vấn đề hơn. Chúng ta là những con chuột lemming trong tục ngữ, lao thẳng về phía vách núi.
Thần Học Được Định Nghĩa
Để Cơ Đốc nhân bắt đầu hiểu tại sao thần học là cần thiết và quan trọng, chúng ta phải hiểu về những gì chúng ta phải hiểu ý nghĩa về thần học. Những nhà thần học Cải Chánh ở quá khứ định nghĩa thần học là “một từ về Đức Chúa Trời” dựa trên “Lời của Đức Chúa Trời.” Nói ngắn gọn, căn bản nhất của thần học là sự hiểu biết về Đức Chúa Trời.
Sự hiểu biết về Đức Chúa Trời là một ranh giới phân chia giữa những tín đồ và người vô tín. Kinh Thánh mô tả những người vô tín là những người không “biết Đức Chúa Trời,” là những người thiếu “sự hiểu biết về Đức Chúa Trời (Ô-sê 4:1; I Côr. 1:21; Gal. 4:8; I Tê-sa-lô-ni-ca. 4:5; Tít 1:16). Còn đối với các Cơ Đốc nhân thì ngược lại, họ là những người biết Đức Chúa Trời và đang tăng trưởng trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 1:10). Sự tăng trưởng trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời là là sự tăng trưởng trong thần học.
Mọi Cơ Đốc nhân được kêu gọi đến thần học trong ý nghĩa cơ bản nhất này. Nếu Kinh Thánh kêu gọi chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời/Thần học, thì sự theo đuổi sự hiểu biết về thần học này là một hành động của sự vâng lời của Cơ Đốc nhân. Nó trở thành một khía cạnh của tư cách môn đồ của Đấng Christ, một tư cách không thể bàn cãi của tín đồ.
Khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ về thần học đầu tiên và tiên quyết về sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, chúng ta có thể bắt đầu thoáng thấy sự thật về sự liên quan của thần học. Chúng ta có thể bắt đầu thấy rằng nó làm cho đời sống của chúng ta khác biệt với thế gian. Chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy nó phù hợp/liên quan với mọi điều mà chúng ta suy nghĩ, nói và làm khi chúng ta là những môn đồ của Đấng Christ.
Tình yêu của Đức Chúa Trời và sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đi đôi với nhau.
Thần Học Và Tình Yêu Của Đức Chúa Trời
Với những ai còn hồ nghi, chúng ta hãy tiến tới với câu hỏi tương tự từ một góc cạnh khác. Khi Chúa Jesus Christ được hỏi, “Điều răn lớn nhất là gì?” Câu trả lời của Ngài là gì?
Ngài nói, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.” (Ma-thi-ơ 22:37; Mác 12:30; Lu-ca 10:27).
Bạn có yêu mến Đức Chúa Trời?
Nếu có vậy, điều đó là tốt, nhưng bạn có cần phải chọn lựa giữa yêu mến Đức Chúa Trời và thần học, hay giữa yêu mến Đức Chúa Trời và sự hiểu biết về Đức Chúa Trời? Tôi cho rằng ban nhạc The Beatles đã sai khi họ hát, “Tất cả những gì bạn cần là ‘tình yêu’.” Thứ tình cảm ấy thậm chí không thể giữ bốn chàng trai bên nhau hơn chục năm. Nó (tình yêu) chắc chắn sẽ không duy trì một hội thánh lành mạnh.
Tình yêu mến Chúa và sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đi đôi với nhau. Nếu bạn thật sự yêu mến Chúa, ít nhất bạn cũng đã có một chút ít sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, một chút ít “thần học.” Nếu bạn hoàn toàn không biết một chút gì về Đức Chúa Trời, hay khái niệm về sự tồn tại của Ngài, thì việc yêu mến Ngài là hoàn toàn không thể. Nhưng nếu bạn thật sự yêu mến Ngài bởi vì bạn thật sự biết một chút ít gì đó về Ngài, thì chắc sẽ có một sự khao khát để phát triển trong sự hiểu biết của bạn về Ngài—tăng trưởng trong thần học của bạn.
Đây không phải là điều xảy ra khi chúng ta đầu tiên yêu người khác sao? Chúng ta gặp người đó và có thể nói chuyện với họ. Dựa trên sự hiểu biết chút ít mà chúng ta có về người ấy, chúng ta bị cuốn hút đến với cô ấy hoặc anh ấy. Và nếu chúng ta được cuốn hút về phía người này, nếu chúng ta có thiện cảm với anh ấy hay cô ấy, chúng ta muốn điều gì? Chúng ta muốn biết nhiều hơn về người đó. Chúng ta nói chuyện và nói với người đó, “Hãy nói cho tôi biết về bạn. Hãy nói cho tôi biết về thời thơ ấu của bạn. Hãy nói cho tôi biết về những điều bạn thích hoặc không thích. Hãy nói cho tôi biết về những hy vọng và những mong ước của bạn.” Và rồi, chúng ta lắng nghe. Và sự hiểu biết về người này tăng trưởng dần lên bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta dành cho người ấy tăng lên bấy nhiêu.
Trong một nghĩa nào đó, điều này tương tự như những gì chúng ta làm trong thần học chính thức. Chúng ta hỏi những cầu hỏi về Đức Chúa Trời nhằm để chúng ta có thể lớn lên trong sự hiểu biết về Ngài và từ đó tình yêu của chúng ta dành cho Ngài tăng lên. Những câu trả lời của Ngài cho những câu hỏi của chúng ta được tìm thấy trong Kinh Thánh. Khi chúng ta bắt đầu sắp xếp các câu trả lời trong một trật tự, chúng ta có một hình cơ bản cái được gọi là hệ thống thần học.
Chúng ta nói, “Hãy nói cho con biết về Ngài, hỡi Chúa.” Nếu chúng ta sắp xếp những câu trả lời của chúng ta trong thứ tự, chúng ta có những gì các nhà thần học gọi là “Thần học Thuộc tính” (Theology Proper). Hoặc chúng ta nói, “Ngài có thể nói cho con biết điều gì về con và những người khác giống như con?” Khi chúng ta sắp xếp những câu trả lời đó, chúng ta có giáo lý Kinh Thánh về con người, hoặc trong các thuật ngữ kỹ thuật “Nhân loại học” (theological anthropology). Chúng ta có thể hỏi Đức Chúa Trời, “Ngài có thể nói cho con biết điều gì sai trật ở con?” Một sự sắp xếp trật tự của những câu trả lời này là giáo lý về tội lỗi. Khi chúng ta sắp xếp những câu trả lời cho câu hỏi, “Tại sao Ngài chọn lựa con và làm thể nào mà con có thể được giải hòa với Ngài?” chúng ta có giáo lý về sự cứu rỗi hay cứu thục luận (soteriology). Chúng ta có thể hỏi Đức Chúa Trời, “Mục đích tối hậu của Ngài là gì?” Một sự sắp xếp cho các câu hỏi đó được tìm thấy trong Kinh Thánh là giáo lý về những điều sau rốt, hay lai thế học (eschatology).
Tất nhiên, sự so sánh này được đơn giản hóa quá mức, nhưng điểm cơ bản phải rõ ràng. Thần học là sự hiểu biết cá nhân. Nói một cách chính xác, đó là tri thức ba cá nhân bởi vì đó là tri thức về Chúa Ba Ngôi. Đây cũng là loại tri thức mà chúng ta có thể có duy nhất bởi vì Đức Chúa Trời đã chọn cách khải tỏ chính mình Ngài. Chúa Jesus đã nói với chúng ta rằng, “Mọi việc Cha ta đã giao cho ta; ngoài Cha không có ai biết Con; ngoài Con và người nào mà Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không ai biết Cha.” (Mat. 11:27).
Thần Học Dành Cho Ai?
Khi chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của thần học, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao nó cần thiết và phù hợp. Trước hết, thần học là cần thiết và phù hợp với hội thánh. Hội thánh được kêu gọi rao truyền Phúc âm và môn đồ hóa muôn dân. Nói tóm lại, hội thánh là để công bố lẽ thật. Hội thánh là để hướng dẫn các Cơ Đốc Nhân và chống lại giáo lý sai lầm (2 Ti-mô-thê 4:1–5; Tít 1:9). Cả hai nhiệm vụ đều đòi hỏi sự suy ngẫm nghiêm túc về sự dạy dỗ của Kinh thánh. Do đó, thần học là không thể thiếu đối với hội thánh.
THẦN HỌC LÀ SỰ HỌC BIẾT CỦA CÁ NHÂN, NÓI MỘT CÁCH CHÍNH XÁC, ĐÓ LÀ KIẾN THỨC BA CÁ NHÂN VÌ ĐÓ LÀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ BA NGÔI ĐỨC CHÚA TRỜI
Thần học cũng cần thiết và phù hợp với mỗi cá nhân Cơ Đốc nhân. Tôi đã đề cập đến mối liên hệ giữa tình yêu của Đức Chúa Trời và sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Một môn đệ của Đấng Christ phải lớn lên trong cả hai. Sự cần thiết và phù hợp của thần học cũng có thể được chỉ ra bằng cách lưu ý tầm quan trọng của việc hiểu Kinh Thánh. Nếu việc hiểu Kinh Thánh là quan trọng và phù hợp, thì thần học cũng quan trọng và phù hợp. Cho phép tôi giải thích một chút. Hãy đọc chậm rãi từng đoạn Kinh Thánh sau đây:
“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:1)
“Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một Theo tiếng bổn thì chữ “Con một”có ý là Con sanh ra chỉ có một mà thôi
đến từ nơi Cha.” (Giăng 1:14)
“Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình.” (Cô-lô-se 2:9)
“Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ” (Ê-phê-sô 1:4)
“Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài.” (2 Cô-rinh-tô 5:19)
“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (II Cô-rinh-tô 5:21)
Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn cho biết mỗi phân đoạn này quan trọng đến mức nào? Bạn sẽ nói rằng chúng có mức độ quan trọng cao? Nếu bạn tin rằng bất kỳ hoặc tất cả các phân đoạn này đều có mức độ quan trọng cao, thì việc bạn và tôi hiểu ý nghĩa của chúng có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Nếu bạn nói, “Rất” (quan trọng), bạn đã đúng. Bây giờ hãy xem xét thực tế là danh sách trên chỉ chứa sáu câu trong toàn bộ Lời Đức Chúa Trời. Việc hiểu phần còn lại của Kinh thánh cũng quan trọng như việc hiểu sáu câu này. Xét cho cùng, đó chính là Lời của Đức Chúa Trời. Đây là một lý do khác tại sao việc nghiên cứu thần học lại có liên quan. Nó giúp chúng ta hiểu Kinh thánh, suy nghĩ và nói một cách chân thực về những gì Đức Chúa Trời đã mặc khải trong Lời Ngài.
Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là ngay cả những Cơ Đốc nhân tin rằng thần học không quan trọng cũng đang “thực hiện thần học.” Họ chỉ đơn giản là làm điều đó mà không nhận thức được việc làm đó, và đó thường là dấu hiệu cho thấy họ đã làm không tốt. Mỗi khi chúng ta nghĩ hoặc nói về Chúa, ý muốn của Ngài hoặc công việc của Ngài, chúng ta đang thực hiện thần học. Nếu chúng ta làm điều đó mà không nhận thức hoặc phản ánh, khả năng xảy ra sai lầm sẽ tăng lên đáng kể. Chúng ta cần xem xét điều này vì những sai lầm liên quan đến Đức Chúa Trời, ý muốn của Ngài và công việc của Ngài nghiêm trọng hơn nhiều so với những sai lầm trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Những lỗi lầm ở đây dẫn đến học thuyết sai lầm, tà giáo và thờ thần tượng.
Nghiên cứu thần học là cần thiết và liên quan vì nó giúp chúng ta cân nhắc và cẩn thận hơn trong suy nghĩ và lời nói về Chúa. Nó giúp chúng ta được biến đổi bằng cách đổi mới tâm trí của mình.
chuyển ngữ: Nguyễn Văn Hiếu