EXPLORE TOPICS
EXPLORE AUTHORS

SEARCH BY KEYWORD

ĐỪNG LẠM DỤNG “BÀI CẦU NGUYỆN TIN CHÚA”

 

 

Nhiều thân hữu mới đến lần đầu tiên vào buổi truyền giảng và được nài ép để lên bục sân khấu để mục sư hướng dẫn cầu nguyện tin Chúa. Việc đó dường như vô hại nhưng nó mang đem lại hệ lụy khôn lường. Bởi vì người ta bước lên bục sân khấu không phải vì thật sự tin Chúa Jêsus mà thật ra bị nài ép. Một số khác cứ bị chính mình lừa dối nhưng kỳ thực họ chưa được tái sanh. 

 Hãy lắng nghe Quan điểm của Tiến sĩ Lloyd-Jones về lời gọi tiếp nhận Chúa trên bục giảng. 

 Chúng ta cần phải giảng Lời Chúa, và nếu chúng ta giảng một cách đúng đắng, thì chắc chắn sẽ có một sự kêu gọi cho một sự quyết định mà nó phát xuất từ trong chính bài giảng đó, và rồi chúng ta hãy để điều đó cho Đức Thánh Linh làm việc trong lòng của con người. 

 Vào những năm 1970, Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones được mời giảng tại buổi hội thảo các mục sư tại Mỹ, và tại buổi chất vấn, ông được hỏi với các câu hỏi sau: 

 Hỏi: Trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Anh Quốc, giữa những người theo phái Phúc âm của Đức tin Cải chánh, có một sự phê phán nổi lên về cách thức mời gọi người ta bước lên bục tin nhận Chúa như cách mà Billy Graham và những người khác đã làm. Vậy Kinh Thánh có ủng hộ cho việc mời gọi mang tính cộng đồng đó hay không? 

 Trả lời: Ồ, thật khó khi trả lời câu hỏi này trong một thời lượng chương trình ngắn vì nó dễ dẫn đến sự hiểu lầm. Nhưng hãy để tôi trả lời câu hỏi đó như thế này: Lịch sử của cách thức mời gọi này là quá quen thuộc với quý vị vì nó đã bắt đầu ở Mỹ. Nó đã bắt đầu vào những năm 1820; một người đã khởi xướng phong trào này tên là Charles G. Finney. Nó đã dẫn đến sự tranh cãi dữ dội. 

 Có một người theo phái Calvin, tên là Asahel Nettleton, là một người giảng đạo thành công, chưa bao giờ dùng cách kêu gọi người ta lên tin nhận Chúa tại “bục sân khấu”, hay biểu người ta hãy đến với “chỗ ngồi lo lắng.” Những phương cách mới mẻ trong những năm 1820 này đã bị những người theo niềm tin Cải chánh lên án vì nhiều lý do. 

 Một trong những lý do đó là rằng không có một bằng chứng nào của việc làm đó được tìm thấy trong thời Tân Ước, bởi vì thời điểm đó họ đã tin cậy nơi quyền năng của Đức Thánh Linh. Ví dụ, Sứ đồ Phi-e-rơ đã giảng tại ngày Lễ Ngũ Tuần dưới quyền năng của Đức Thánh Linh, và ông đã chẳng kêu gọi mọi người tiến đến quyết định tin nhận Chúa bởi vì, như bạn nhớ, người ta đã được cảm động quá đổi và được ảnh hưởng bởi quyền năng của Lời và Thánh Linh đến nỗi mà họ làm gián đoạn bài giảng của Phi-e-rơ và họ đã la lớn lên, “Hỡi các ông và các anh em, chúng tôi phải làm gì?” Đó chính là thái độ truyền thống Cải chánh về vấn đề này. Hễ khi nào mà quý vị sử dụng phương cách kêu gọi đó, quý vị đang đem yếu tố tâm lý vào trong công tác rao giảng. Sự kêu gọi phải là nằm trong sứ điệp/bài giảng. Chúng ta tin rằng Đức Thánh Linh sẽ áp dụng sứ điệp đó vào lòng người, cho nên chúng ta cần tin cậy vào quyền năng của Đức Thánh Linh. Cá nhân tôi đồng ý với những gì đã được nói trong câu hỏi. Tôi chưa bao giờ kêu gọi người ta lên bục sân khấu để tin nhận Chúa lúc cuối bài giảng của tôi vì lý do này; có một mối nguy hiểm trầm trọng khi người ta đến với bục tiếp nhận Chúa mà họ chưa sẵn sàng tiếp nhận Chúa. Chúng ta tin chắc vào công tác của Đức Thánh Linh, rằng Ngài cáo trách và biến cải người ta, và Ngài chắc làm công việc của Ngài. Có một nguy hiểm khi mình đem người ta đến việc “sanh nở” (nghĩa là: ép người ta sanh non), trước khi họ thật sự sẵn sàng. 

 Cụ thể như những người theo phái Thanh Giáo, họ sợ làm điều đó vì họ gọi những người bước lên bục là người có “đức tin tạm thời” hay “sự tuyên xưng giả.” Thomas Shepard, một người Thanh Giáo nổi tiếng, đã xuất bản một loạt bài giảng nổi tiếng về Mười Người Nữ Đồng Trinh. Điểm chính yếu của quyển sách đó là giải quyết vấn nạn tuyên xưng đức tin giả. Những người nữ đồng trinh ngu dại đã nghĩ rằng họ là hoàn toàn ổn. Đây là một sự nguy hiểm cực kỳ. 

 Tôi có thể tóm gọn câu trả lời như thế này: Tôi cảm thấy rằng nếu chúng ta dùng sự áp lực mà đặt trên người ta để ép họ đến với sự quyết định tiếp nhận đó, thì chúng ta thiếu đức tin nơi công tác và sự hoạt động của Đức Thánh Linh. Chúng ta phải giảng Lời Chúa, và nếu chúng ta giảng một cách đúng đắn, thì sẽ có một sự kêu gọi đến với sự quyết định tiếp nhận Chúa ngay trong sứ điệp, và rồi chúng ta hãy để nó cho Đức Thánh Linh làm việc trên người ta. Và tất nhiên Ngài làm. Một vài người chắc sẽ đến với vị mục sư đó ngay sau buổi lễ. Tôi nghĩ rằng vị mục sư đó sẽ vui khi có một ai đó sẽ đến và muốn đặt thêm câu hỏi để biết thêm hay được sự giúp đỡ thêm trong sự hiểu biết. Nhưng điều đó khác biệt với việc chúng ta đặt áp lực trên người ta để ép họ bước lên tiếp nhận Chúa. Tôi cảm thấy rằng việc đặt áp lực trực tiếp trên ý chí (will) của họ là sai. Thứ tự trong Kinh Thánh là như vầy – lẽ thật phải được trình bày đến với lý trí (mind), cái mà cảm động tấm lòng (heart), và tiếp đó là di chuyển ý chí (will). 

 (Bài trích và được chuyển ngữ bởi Nguyễn Văn Hiếu) 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *