Lời dạy của một tiên tri giả không thể cự lại được sự tra xét kỹ lưỡng dưới ánh sáng thiêng liêng của Kinh Thánh.
John MacArthur
Khi mọi người hỏi tôi điều gì hấp dẫn tôi về thiên đàng? Đó không phải là những con đường bằng vàng trong suốt hay những cánh cổng làm từ ngọc trai, mà đó là sự vắng mặt của tội lỗi. Tôi đã mệt mỏi vì tội lỗi rồi.
Đức Chúa Trời yêu chúng ta không phải bởi vì trong chúng ta có điều gì đó thu hút đối với Ngài; Ngài yêu chúng ta bởi vì Ngài đã nhất quyết yêu chúng ta bất chấp sự không hấp dẫn của chúng ta… Đó là một tình yêu mà chúng ta không xứng đáng với nó, một tình yêu sẽ không bao giờ kết thúc. Một tình yêu kiên trì ngay cả khi chúng ta thất bại đối với Ngài.
Nếu một Cứu Chúa đã chịu chết có thể đưa chúng ta đến với ân điển của Đức Chúa Trời, thì chắc chắn một Cứu Chúa hiện sống có thể nắm giữ chúng ta trong ân điển đó.
Phép lạ thuộc thể không sản sinh ra đức tin thật trong một tấm lòng vô tín.
“Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi Lời Đấng Christ được rao giảng”.(Rô-ma 10:17)
Sự sai lạc luốn đến với Hội thánh vì satan cải trang giống như thiên sứ sáng láng, xâm nhập vào các hệ thông tôn giáo, ngay cả Cơ đốc giáo thật và gieo rắc mầm mống sai lạc của hắn ở đó và những hội thánh khờ dại, ngu dôt, vô học, không biết phân biệt sẽ trở thành nạn nhân của hắn.
Giáo lý Cơ Đốc phục vụ như một bản hiến pháp của một đời sống tin kính. Giống như bộ xương của cơ thể hoặc oxy để hít thở, giáo lý chứng minh sự không thể hiểu trong Cơ đốc giáo. Nếu không có giáo lý Cơ đốc, các tín hữu sẽ bị tước bỏ bộ khung của Chân lý trong việc sống đức tin.
Sự phân biệt chỉ khởi phát – duy nhất – trong một môi trường nghiên cứu Kinh thánh trung thành và đầy nhiệt huyết.
Đức Chúa Trời đang sử dụng nan đề hiện tại này như thế nào?
1. Để thử nghiệm sức mạnh nơi đức tin chúng ta.
2. Để làm cho chúng ta khiêm nhường.
3. Để làm cho chúng ta dứt bỏ khỏi những điều của thế gian.
4. Để kêu gọi chúng ta hướng tới niềm hy vọng thiên thượng.
5. Để bày tỏ cho chúng ta thấy được chúng ta thực lòng yêu thích điều gì.
6. Để giúp đỡ những người khác trong sự khó khăn họ gặp.
7. Để mang sự vinh hiển cho chính Ngài.
Việc nghiên cứu Kinh Thánh hiệu quả được xây dựng trên ba câu hỏi chính sau:
1. Kinh Thánh nói điều gì?
2. Ý nghĩa của phần Kinh Thánh đó là gì?
3. Làm thế nào để áp dụng nó vào cuộc sống của tôi?
Mỗi câu hỏi trên đều quan trọng, nhưng sự áp dụng Lời Đức Chúa Trời phải luôn là mục tiêu cao nhất. Tri thức mà không có áp dụng là vô ích.